top of page
  • Xóm Tranh Biện

Backgrounder - Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism) và các sự kiện hậu Chiến tranh Lạnh

Updated: Mar 1, 2021

Bài viết này nằm trong chuyên mục "Backgrounder", được viết nhằm giải thích các khái niệm và học thuyết căn bản, có thể được áp dụng trong tranh biện. Bài viết này nằm trong chuỗi bài viết về chủ đề Quan hệ quốc tế (International relation) của Xóm.

Chủ nghĩa kiến tạo là gì?


Chủ nghĩa kiến tạo (constructivism) được đặc biệt quan tâm đến ngay sau thời kì Chiến tranh Lạnh(Cold War) kết thúc vì các luận giải tại thời điểm đó thất bại trong việc dự đoán sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.


Chủ nghĩa kiến tạo là một hướng tiếp cận nghiên cứu về quan hệ quốc tế. Lý thuyết này phát biểu rằng niềm tin, ý tưởng, và chuẩn mực xã hội có mối quan hệ mật thiết với cấu trúc, hành vi, và hoạt động chính trị của các quốc gia. Bên cạnh đó, giá trị vật chất được tồn tại và định hướng bởi những ý tưởng và niềm tin, thay vì chiếm vai trò trung tâm như trong chủ nghĩa hiện thực. Hay nói cách khác, những giá trị hiện thực có thể thay đổi khi niềm tin và ý tưởng thay đổi. [1]


Chủ nghĩa kiến tạo được xây dựng trên ba tiền đề sau:

  • Động cơ hoạt động chính trị - xã hội và cấu trúc hệ thống quốc tế có sự tương tác và ảnh hưởng qua lại (Ví dụ: Nếu Mỹ và Triều Tiên thay đổi niềm tin và suy nghĩ, mối quan hệ hai nước có thể trở thành mối quan hệ bạn bè. Và ngược lại mối quan hệ bạn bè được thiết lập cũng sẽ có tác động tới động cơ hành động của cả hai nước.) [1]

  • Những thuộc tính của một quốc gia được cấu thành thông qua quá trình tương tác trong hoạt động chính trị sẽ quyết định xu hướng hành động và mối quan tâm của quốc gia đó (Ví dụ: Quốc gia nhỏ có xu hướng bảo vệ bản thân hơn là tác động đến chính trị toàn cầu. Thế nên, trong Thế chiến thứ hai mặc dù Đức có lực lượng quân đội hùng hậu nhưng bộ máy chính trị vẫn thay đổi từ chủ nghĩa quân phiệt sang chủ nghĩa hoà bình.) [1]

  • Chuẩn mực xã hội là yếu tố quyết định đến hoạt động chính trị - xã hội của một quốc gia với một thuộc tính sẵn có (Ví dụ: Người theo chủ nghĩa kiến tạo có thể phát động bảo vệ môi trường toàn cầu vì lợi ích cho môi trường kể cả phải hi sinh lợi ích kinh tế ngắn hạn.) [1]


Tại sao chủ nghĩa kiến tạo giải thích đầy đủ hơn chủ nghĩa hiện thực (realism) và chủ nghĩa tự do (liberalism) về những sự kiện chính trị kể từ khi xảy ra Chiến tranh Lạnh?


Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, những người theo chủ nghĩa hiện thực dự đoán rằng khi Mỹ và USSR ở vị thế quyền lực tuyệt đối, không thể gia tăng cạnh tranh thêm nữa, mối quan hệ giữa Mỹ và USSR sẽ chuyển từ thù địch sang hợp tác và kết thúc Chiến tranh Lạnh [2].Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa tự do tin rằng sự căng thẳng giữa USSR và Mỹ sẽ giảm dần chỉ khi cả hai thế lực cùng thực hiện răn đe hạt nhân và chú trọng hiện đại hoá kinh tế để cùng nhau theo đuổi những mục tiêu chung [3] .


Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh đã di đến hồi kết tại thời điểm chủ nghĩa cộng sản thất thủ ở Đông Âu, kết thúc tranh chấp ở Afghanistan, và nền kinh tế USSR suy thoái. Vậy nên xét theo chủ nghĩa hiện thực, việc USSR và Mỹ tồn tại như hai đơn vị riêng biệt và luôn cố gắng tăng cường lực lượng đã không xảy ra. Đồng thời, xét theo chủ nghĩa tự do, kinh tế của USSR không thực sự phát triển và không là động lực thay đổi chung của thế giới sau Chiến tranh Lạnh. [4]


Mặt khác, xét theo chủ nghĩa kiến tạo, ta có thể nhận ra rằng sự thay đổi về ý tưởng và suy nghĩ của Tổng thống Gorbachev tạo nên tác động lớn đến các quyết sách và xoa dịu sự căng thẳng giữa Mỹ và USSR trong Chiến tranh Lạnh. USSR không còn mang thuộc tính của một siêu cường quốc chủ nghĩa cộng sản mà chuyển sang thuộc tính của một cường quốc dân chủ xã hội thông thường [2].


Chính sách của Gorbachev hướng đến việc thông qua việc mở rộng truyền thông đại chúng và tự do báo chí để cải cách kinh tế và thể chế chính trị [5]. Điều này là một động thái cho thấy các quốc gia nước ngoài có thể cùng tồn tại với USSR vì họ bắt đầu công nhận giá trị của xã hội dân chủ [2].


Chủ nghĩa kiến tạo không còn đặt nặng về quyền lực hay lợi ích cá nhân như chủ nghĩa hiện thực hay đề cao sự tự do và lợi ích chung của nhiều cá nhân như chủ nghĩa tự do. Chủ nghĩa kiến tạo đã mang đến một hướng tiếp cận mới khi suy xét đến mối quan hệ giữa niềm tin, ý kiến, và thuộc tính của chủ thể trong quan hệ quốc tế.


Nguồn tham khảo:







2,657 views0 comments
69525918_956089271416585_446639616109104
bottom of page