top of page
  • Xóm Tranh Biện

Đọc báo cùng Xóm - Vì sao Vaccine Covid-19 lại mất quá nhiều thời gian để đến với người dân ?

Updated: Mar 1, 2021

Bài viết này nằm trong chuyên mục "Đọc báo cùng Xóm", hướng tới phân tích các sự kiện mang tính thời sự.

Các nút thắt trong chuỗi cung ứnghệ thống đăng ký đặt mua cũng như đăng ký tiêm khó khăn đang làm chậm tiến trình phân phối vaccine đến với người dân. Rất nhiều người trên thế giới đang chờ đợi để có thể nhận đủ liều vaccine COVID cần thiết cho họ.


Sau khi thế giới ăn mừng vì tốc độ phát triển vaccine COVID kỷ lục được ghi nhận ở Hoa Kỳ, vào tháng 12, hàng loạt các loại vaccine từ Pfizer, BioNTech và Moderna đã được FDA nhanh chóng phê duyệt để đưa vào sản xuất.


Nhưng hai tháng sau, chỉ 10% người Mỹ (tương đương gần 33 triệu người) nhận được ít nhất một mũi tiêm. Trong đó, ít hơn 3% người dân (gần 1 triệu người - ít hơn gần 6 lần so với dân số ở thành phố Hà Nội, Việt Nam) nhận được cả 2 liều lượng cần thiết. Nhiều người cảm thấy thất vọng với quá trình phân phối chậm và bối rối về cách đăng ký tiêm phòng. Chính xác thì điều gì đang khiến tất cả những điều này mất nhiều thời gian như vậy?


Vấn đề nan giải nhất là làm sao sản xuất vaccine ở quy mô đủ lớn - đến hàng tỷ liều để tiêm chủng cho dân số thế giới, và đủ nhanh - nhanh hơn khả năng lây lan và đột biến của virus, nếu không vaccine sẽ mất tác dụng. Thế nhưng, quá trình sản xuất và phân phối lại rất phức tạp, do vậy nó cần nhiều thời gian để có thể hoàn thiện.


Quá trình sản xuất vaccine không hề dễ dàng vì phải trải qua nhiều khâu sản xuất, vận chuyển. Tại Mỹ, quá trình ấy bắt đầu từ việc sản xuất và bảo quản vaccine trong các lọ thủy tinh chuyên dụng, mỗi lọ chứa một số liều. Sau đó được đưa vận chuyển từ chính cơ sở sản xuất hoặc từ một trung tâm phân phối do Tập đoàn McKesson - một công ty Mỹ chịu trách nhiệm phân phối dược phẩm, vật tư, công cụ quản lý và cung cấp công nghệ thông tin y tế - thay mặt cho chính phủ liên bang điều hành. Khi mỗi lô đã sẵn sàng, các nhà phân phối thông báo cho chính phủ liên bang để các quan chức biết có bao nhiêu liều lượng có sẵn để vận chuyển và có thể phân bổ chúng trên toàn quốc theo các bang, vùng lãnh thổ hoặc thậm chí các thành phố riêng lẻ. Mỗi khu vực pháp lý này quyết định cách thức phân phối vắc-xin và thông báo cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân biết họ có thể nhận được bao nhiêu và khi nào. Sau đó, cơ quan chức năng có thể gửi lệnh phân phối của mình tới hệ thống liên bang, chuyển thông tin cho Pfizer hoặc McKesson để công ty biết nơi gửi vắc xin. Sau khi các nhà cung cấp dịch vụ y tế địa phương nhận được lọ thuốc của họ, họ có thể quản lý liều lượng, ghi lại các lần chủng ngừa và gửi thông tin này cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.


Một trong những điểm nghẽn tiềm ẩn chính xảy ra ngay khi bắt đầu quy trình: đơn giản là thiếu nguyên liệu. Do nhu cầu và quy mô sản xuất quá lớn, các công ty sản xuất phải tranh giành nhau nguyên liệu và cố gắng tìm ra phương pháp sản xuất vaccine sử dụng ít vật chất và nguồn nhân công. Phương pháp được nghiên cứu và đưa vào sử dụng là công nghệ RNA thông tin (mRNA). FDA chỉ chấp nhận hai loại vaccine để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, và cả hai loại đều dựa trên công nghệ mRNA. Điều đó đồng nghĩa các công ty đang cố gắng đẩy mạnh sản xuất, nhưng khi mở rộng ra với lượng dân số lớn hơn, sẽ cần nhiều hơn những nguồn cung cấp, có thể kể đến việc sản xuất lọ, ống tiêm, v..v


Một cách để đẩy nhanh tiến độ là bắt đầu sản xuất các loại vắc xin khác nhau và một số ứng cử viên mới đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn . Vì những vắc xin này dựa trên các cơ chế khác ngoài mRNA, chúng có thể không gặp nhiều vấn đề về chuỗi cung ứng như các phiên bản mRNA. Các loại vắc-xin được phép hiện hành có nghĩa là được tiêm hai liều. Để đẩy nhanh tiến độ, một số nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng trì hoãn liều thứ hai, chỉ cho mọi người dùng một liều duy nhất hoặc giảm một nửa liều lượng. Johnson & Johnson đã nộp đơn lên FDA để được cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc-xin của mình, vắc-xin chỉ cần tiêm một mũi duy nhất và có yêu cầu bảo quản lạnh ít nghiêm ngặt hơn so với vắc-xin dựa trên mRNA.


Ngoài những hạn chế về tốc độ các công ty có thể sản xuất vắc-xin, dữ liệu công khai của CDC cho thấy sự chênh lệch giữa số liều được vận chuyển và số lượng thực tế được sử dụng. Mặc dù vắc xin phải được vận chuyển như một phần của quy trình “dây chuyền lạnh”, vấn đề vận chuyển không phải là vấn đề cần có bao bì chuyên dụng, đá khô và giao hàng nhanh chóng, mà cần có thời gian để hồ sơ về liều lượng để các cơ quan chức năng có thể nắm bắt. Sự chênh lệch này dẫn đến sự kém hiệu quả trong bước tiếp theo của quy trình: đưa những người dễ bị tổn thương nhất đến những nơi có thể thực hiện tiêm phòng, bởi họ có thể không nhận đủ liều vaccine.


Tuy nhiên, mục tiêu của việc tiêm phòng không phải là ‘Cố gắng đưa vaccine tới càng nhiều người càng tốt’, vì khi làm như vậy sẽ có thể dẫn đến nhiều sự lây lan hơn. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để người dân có thể đăng ký tiêm vaccine một cách an toàn, phù hợp, hiệu quả nhất?


Trên thực tế, tại Việt Nam, có tới hàng trăm người xếp hàng để chờ tiêm vaccine, hàng nghìn cuộc gọi tới mỗi ngày để tiêm vaccine, và điều đó khiến cho công cuộc này càng thêm khó khăn hơn.


Thay vào đó, một giải pháp được đưa ra và được nhiều chuyên gia tán thành: Một hệ thống đặt chỗ với danh sách chờ ở nơi bạn đến, bạn điền thông tin và mỗi khi có một bộ vaccine mới được xuất xưởng, chúng sẽ được thông báo đầu tiên cho những người trong danh sách chờ đợi dựa trên mức độ ưu tiên của họ.

Nguồn tham khảo:


590 views1 comment

1 Comment


Hồ Hoàng Khôi Nguyên
Hồ Hoàng Khôi Nguyên
Mar 13, 2021

Không thấy bài viết đưa các khoảng thời gian cụ thể lắm trong các quá trình điều chế và sản xuất vaccine, vì quá trình điều chế và sản xuất mất nhiều thời gian hơn quá trình phân phối vaccine. Vì mình thấy thời sự nói rằng để thực sự tiêm được một mũi vaccine cần khoảng thời gian từ 5-10 năm để nghiên cứu và sản xuất, vaccine COVID-19 là ngoại lệ vì đến hiện tại chỉ mất khoảng 10 tháng để có những lô vaccine đầu tiên, các nhà SX đã phải bỏ qua rất nhiều công đoạn trung gian, thử nghiệm trên chuột bạch là 1 ví dụ, vậy chẳng phải việc sản xuất và phân phối…

Like
69525918_956089271416585_446639616109104
bottom of page